TT Dịch Vụ Kiểm định hiệu chuẩn

Một số thông tin về hiệu chuẩn kiểm định Onsite

Hiệu chuẩn kiểm định Onsite đang là một trong những xu hướng kiểm tra chất lượng máy móc được lựa chọn hàng đầu hiện nay. Bởi hình thức này mang đến sự tiện ích và tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí đi lại cho khách hàng hơn. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này như các thiết bị để thực hiện dịch vụ và những ưu điểm vượt trội của dịch vụ.

Các thiết bị dùng để hiệu chuẩn kiểm định Onsite

Các thiết bị dùng để hiệu chuẩn kiểm định Onsite bao gồm rất nhiều các thiết bị khác nhau, tuỳ thuộc vào từng đối tượng khác hàng mà chúng ta lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Với các thiết bị là máy móc thì việc làm sạch bụi là vấn đề được đề cập đầu tiên. Sau đó chúng ta mới tiến hành các thủ thuật khác. Các thiết bị này sẽ được chuẩn bị bởi các đơn vị cung cấp dịch vụ. Các nhân viên chuyên hiệu chuẩn kiểm định Onsite sẽ đến tận nhà để thực hiện. Đây là công việc đòi hỏi tinh thần trách nhiệm làm việc cao vì vậy các nhân viên phải thực hiện nghiêm túc, theo đúng tiêu chuẩn, kiểm tra kĩ các thiết bị trước khi đi vào quy trình.

Ưu điểm của dịch vụ hiệu chuẩn kiểm định onsite

Hiệu chuẩn kiểm định Onsite ngày nay đang được phát triển mạnh mẽ bởi những ưu điểm vượt trội của chúng. Vi công nghệ hiện đại như hiện nay thì kết quả đảm bảo độ chính xác cao, tỉ lệ sai lệch là rất nhỏ. Để đảm bảo tính chính xác cao hơn, khách hàng nên sử dụng dịch vụ mỗi năm 2 lần. Vì theo các chuyên gia của các hãng máy móc, kinh nghiệm của người sử dụng thì quãng thời gian đó là vừa đủ để chúng ta kiểm tra lại. Không những đảm bảo độ chính xác cao, ít sai số mà dịch vụ này còn tiết kiệm được khá nhiều thời gian quý giá cho các công ty, tổ chức hay cá nhân có nhu cầu. Khách hàng sẽ không phải đi lại nhiều, tiết kiệm tối đa chi phí vì công việc này thực hiện bằng máy móc rất nhanh.

Chi phí để tiến hành dịch vụ hiệu chuẩn kiểm định Onsite cũng tương đối hợp lý và khi chúng ta có được máy móc hoạt động tốt thì công việc cũng được đẩy nhanh hơn, lợi ích về mặt kinh tế được thể hiện rõ ràng, số tiền chi phí cho dịch vụ cũng thật xứng đáng.

Hiệu chuẩn kiểm định Onsite đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng có nhiều người biết đến hơn. Khách hàng cũng nên xem đây như là một liệu trình định kì có trong kế hoạch hoạt động hàng năm và cần liên hệ tới các địa chỉ uy tín như Công tyTNHH Kỹ Thuật Kiểm Định Hiệu Chuẩn Đo Lường Sài Gòn (SAGOTECH) để sử dụng dịch vụ nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Bạn biết gì về kiểm định thiết bị đo lường?Thuật ngữ  “kiểm định thiết bị đo lường” thường được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng hay trên một số trang web, nhưng có lẽ ít người hiểu rõ định nghĩa cũng như tầm quan trọng của nó. Bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này.

 

Bạn biết gì về kiểm định thiết bị đo lường?

Kiểm định thiết bị đo lường, theo Pháp lệnh đo lường năm 1999, là hoạt động quản lý nhà nước về đo lường nhằm mục đích đảm bảo sự công bằng trong giao dịch thương mại. Về mặt nguyên tắc, các thiết bị đo lường dùng để làm cơ sở trong việc thực hiện giao dịch thương mại như thiết bị cân của người bán hàng, đồng hồ đo xăng, đồng hồ tính cước taxi, đồng hồ công tơ điện dùng để tính số điện một gia đình hay một đơn vị sử dụng theo các tháng…. Kiểm định là việc xác định và xem xét sự phù hợp của những phương tiện đo đó so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không. Sau khi kiểm đinh, kết quả sẽ do cơ quan kiểm định nhà nước có giấy phép xác định là đạt hoặc không đạt. Kiểm định thiết bị đo lường cũng khác với hiệu chuẩn phương tiện đo. Hiệu chuẩn phương tiện đo là thiết lập mối tương quan giữa đo lường và phương tiện đo. Hiệu chuẩn liên quan tới xác định các đặc tính đo lường của một phương tiện đo. Thực hiện thông qua việc so sánh trực tiếp với những chuẩn đã biết.

Tầm quan trọng của việc kiểm định thiết bị đo lường

Kiểm định thiết bị đo lường mang tính chất bắt buộc đối với các phương tiện đo đã có tên nằm trong "Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định" theo quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 6/7/2007 của Bộ khoa học và công nghệ. Việc kiểm định chỉ được thực hiện bởi một đơn vị đã được chỉ định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trong lĩnh vực Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng) trong phạm vi được chỉ định. Sau khi các thiết bị được kiểm định xong thì tình trạng kiểm định sẽ được thể hiện bằng Tem Kiểm Định và/hoặc Giấy Chứng Nhận Kiểm Định. Việc kiểm định thiết bị đo lường do kiểm định viên đo lường có chuyên môn thực hiện thống nhất theo các quy trình kiểm định. Thiết bị đo đã đạt yêu cầu kiểm định được dán tem kiểm định hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm và có giá trị pháp lý trong cả nước. Ngoài ra, các bạn cũng cần phân biệt hoạt động kiểm định đo lường với hoạt động kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn – do Bộ Công Thương quản lý.

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến việc kiểm định thiết bị đo lường. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã phần nào hiểu được khái niệm cũng như tầm quan trọng của việc kiểm định các thiết bị đo lường.

Hiệu Chuẩn Áp Suất – Pressure Calibration

Hiệu chuẩn áp kế, đồng hồ đo áp suất điện tử, áp kế kiểu lò xo áp kế thủy ngân, áp kế chân không, chân không kế, đồng hồ áp lực, áp kế chuẩn kiểu cơ, thiết bị áp suất, áp kế pit-tông, máy đo áp suất khí quyển, cảm biến áp suất, pressure gauge, barometric, Pressure Transmitter

Hiệu chuẩn cảm biến áp suất - Pressure Transmitter Calibration

Pressure transmitter là cảm biến áp suất là thiết bị đo lường công nghiệp dùng để đo áp lực chất lỏng, áp lực chất khí. Ngoài cái tên Pressure transmitter còn có các tên gọi khác như cảm biến áp lực nước; cảm biến áp suất nước, cảm biến áp suất khí, cảm biến áp lực dầu ....

Kiểm định thiết bị áp suất là gì?

Kiểm định thiết bị áp suất là một trong những việc làm cần thiết nhất cho đơn vị đo lường, kiểm định chất lượng, hoạt động phù hợp với từng mục đích sử dụng nhằm mang lại tính hiệu quả cao cho người lao động

Theo quyết định số 13/2007/QĐ – BKHCN ngày 6/7/2007 của bộ khoa học và công nghệ phải bắt buộc kiểm định đối với tất cả các thiết bị sử dụng trong từng lĩnh vực thuộc tất cả các nghành nghề như: Xây dựng, giáo dục, y tế, phòng thí nghiệm…và được tuân theo một tuần tự biên bản về quy trình kiểm định từ cơ quan cấp cao nhà nước phê duyệt.

Những thiết bị được kiểm định đã đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn phải được dán tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan nhà nước có giá trị về mặt pháp lý trên toàn quốc.

Kiểm định thiết bị áp suất là gì? Vì sao phải kiểm định thiết bị áp suất?

Ngày nay xã hội phát triển đa dạng của nhiều nghành nghề việc kiểm định thiết bị áp suất được xem là tiêu chí cho sự phát triển, an toàn trong tất cả các hoạt động kinh doanh, xây dựng…đều sử dụng đến máy móc.

Các bạn đã biết trên thực tế có rất nhiều vụ tai nạn lao động trong việc sử dụng các thiết bị máy móc như: Rò rỉ, sai lệch thông số kỹ thuật, kém chất lượng từ nhà phân phối hay sai sót từ đơn vị kiểm định…đó cũng là lý do và công tác kiểm định thiết bị áp suất luôn luôn tuân thủ nghiêm ngặc, kiểm định chặt chẻ một cách an toàn tuyệt đối khi bàn giao cho người tiêu dùng.

Như vậy công việc kiểm định thiết bị áp suất là công tác kiểm tra, đánh giá, phân tích các thông số kỹ thuật, khả năng hoạt động, xem nó đã được đạt tiêu chuẩn đề ra của pháp luật hay không.

Công tác kiểm định thiết bị áp suất được tiến hành trước khi đưa vào sử dụng, đặc biệt thiết bị áp suất này luôn được kiểm định hàng năm, theo lịch định kỳ hoặc kiểm định bất thường khi phát hiện một số tình huống xấu xảy ra trên thiết bị nhằm đảm bảo thiết bị áp suất luôn luôn hoạt động tốt và an toàn tuyệt đối nhất.

Hiện nay một số cá nhân, công ty, doanh nghiệp sử dụng các thiết bị áp suất không rõ nguồn gốc, không chịu tìm hiểu trên thiết bị đó đã dán tem kiểm định hay chưa, với sự chủ quan cứ nghĩ rằng các thiết bị mới mua là mới nên cứ sử dụng không cần quan tâm đến kiểm định và hậu quả không thể lường trước cho người và của

Đúng vậy, công việc kiểm định thiết bị áp suất nói chung và các thiết bị khác nói riêng đều là những việc làm hết sức quan trọng trong đời sống nhu cầu sử dụng của mỗi cá nhân, tập thể, nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản vật chất cho sự phát triển đất nước. Với những chia sẽ trên hy vọng chúng ta luôn có ý thức, tuân thủ các biện pháp kiểm định để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn.

Những Điều Cần Biết Về Hiệu Chuẩn Thiết Bị Nhiệt Độ

Hiệu chuẩn thiết bị nhiệt độ là khi một thiết bị, cảm biến, sensor nào đó có sự biến đổi về nhiệt độ, công suất, sức ép vật lý. Và hiện đang có nhiều thiết bị hiệu chuẩn thiết bị nhiệt độ như: Nhiệt kế cảm biến, nhiệt kế đo độ ẩm, nhiệt kế điện tử, máy ghi nhiệt độ, máy ghi nhiệt độ, máy đo nhiệt độ đầu mỏ hàn, máy sấy, bộ điều khiển nhiệt độ, súng bắn nhiệt độ, RTD, cặp nhiệt điện, thermistors, nhiệt kế bi-metal, nhiệt kế thủy tinh để hiệu chỉnh… chúng hiện đang được phân phối bởi những hãng rất nổi tiếng. Chẳng hạn, như AOIP 1200 Basic, Isotech QuickCal 550, Ametek ITC 155/320/65, Isotech Pegasus 1200, Isotech Gemini LRI Dry Block, Ametek Jofra ATC 650B, Fluke Calibration Model 9150 Thermocouple Furnace, Fluke Calibration 9190A Field Metrology Well…

 

Quy trình hiệu chuẩn thiết bị nhiệt độ

Quy trình hiệu chuẩn thiết bị nhiệt độ cần đảm bảo những tiêu chuẩn sau. Nhiệt độ môi trường từ 18 – 25 độ C, độ ẩm không khí nhỏ hơn 80% RH, phòng hiệu chuẩn phải thoáng khí, không có bụi, không bị đốt nóng từ một phía, tránh chấn động và va chạm, nên sử dụng phòng thí nghiệm – vốn được kiểm soát chặt chẽ về các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ… trước và sau hiệu chuẩn, tránh các tác động của môi trường.

Thường quy trình hiệu chuẩn thiết bị nhiệt độ sẽ tiến hành như sau. Đặt đủ các khối chèn vào bể nhiệt, khối cách điện ceramic đặt ở dưới cùng của bể nhiệt, sau đó đặt khối chèn kim loại cho các loại cảm biến nhiệt độ vào đó, đặt khối ceramic cách nhiệt vào trên cùng. Và sau đó, bạn cắm cảm biến nhiệt độ cần hiệu chuẩn vào khối chèn đã được đặt trong bể nhiệt. Và kết nối ngõ ra của cảm biến nhiệt độ với một màn hình hiển thị chuẩn, để đọc kết quả mà cảm biến trả về.

Hiệu chuẩn thiết bị nhiệt độ, tiếp theo bạn sẽ chọn đơn vị nhiệt độ ( độ C hoặc độ F), đặt giá trị nhiệt độ mong muốn bằng thao tác mũi tên lên hoặc xuống để tăng hay giảm nhiệt độ (chế độ heating hay cooling). Chẳng hạn, ta đặt nhiệt độ chuẩn là 35 độ C, sau đó đợi 1 lát để nhiệt độ ổn định rồi đọc kết quả trên màn hình. Nếu giá trị là 36 độ C thì đã chênh lệch 1 độ C, tùy thuộc vào quy trình hiệu chuẩn khác nhau mà ta có thể chấp nhận mức độ sai số đó hay không.

Hiệu chuẩn thiết bị nhiệt độ cho các thiết bị cảm biến, thiết bị nhiệt, điện… trong nhà máy sản xuất là một việc cần thiết. Thông qua quy trình hiệu chuẩn mà ta có thể biết được khả năng làm việc, tuổi thọ của thiết bị, từ đó quyết định nên sử dụng tiếp hoặc thay máy để đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất.

 

Hiệu chuẩn máy đo khí ( Gas detector calibration ):

Nhằm đảm bảo sự an toàn và ngăn chặn vụ ngộ độc khí, rò rỉ khí... cần tái hiệu chuẩn máy đo khí định kỳ, vậy để đưa giá trị đo của chúng về chuẩn chúng ta cần mẫu chuẩn tham chiếu để hiệu chuẩn lại.

Ngoài ra, các cảm biến đo khí mới khi chế tạo thì luôn rất tốt, nhưng để đạt được độ chính xác tốt nhất có thể, một bộ cảm biến phải được hiệu chuẩn trong hệ thống mà nó được sử dụng. Đó là vì sao chúng ta cần hiệu chỉnh cho các hệ thống đo khí khi mới lắp đặt.

Ở công ty SAGOTECH, chúng tôi luôn đánh giá cao công việc này và đã trang bị các thiết bị hiệu chuẩn thiết bị đo khí phù hợp với các tiêu chuẩn cao nhất mà trên thế giới đang áp dụng hiện nay. Chất lượng công việc này của chúng tôi làm hài lòng tất cả các khách hàng trong nước  và nước ngoài tại Việt Nam.

 

Hiệu chuẩn thiết bị vui lòng liên hệ hiệu chuẩn SAGOTECH

 

 

Hỗ trợ trực tuyến

Information

  • HIỆU CHUẨN ĐỘ CỨNG